Chi tiết tin - Xã Triệu Sơn - Triệu Phong

Nhiệt liệt chào mừng 79 năm Cách mạng tháng Tám thành công (19/8/1945 - 19/8/2024) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2024)

The selected menu does not exist.
Hình ảnh
Video clip
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập 4
  • Hôm nay 331
  • Tổng truy cập 5.308.037

TÓM TẮT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG LÀM BÚN THƯỢNG TRẠCH

Post date: 10/07/2022

Quá trình hình thành nghề làm bún gắn liền với quá trình hình thành làng mạc. Cuộc sống của nhân dân Thượng Trạch suốt hơn 4 thế kỷ qua là một cuộc chiến đấu thiên tai và địch họa. Để xây dựng cuộc sống họ thức khuy dậy sớm, không quản nắng mưa, gió rét mưa dầm, khai hoang đất đai, đắp đập ngăn cát, trồng cây che chắn, đào khe, hói, ao hồ để dữ trữ nguồn nước. Ban đầu cư dân làng Thượng Trạch chủ yếu sống bằng nghề nông, nhưng do đất chật người đông, đất đai bạc màu nên đã hình thành thêm nghề phụ, cuốn Đồng khánh dư địa chí có ghi: “Thượng Trạch có nghề nấu rượu ngon”, và sau đó cũng đã hình thành phát triển nghề làm bún.

Cổng chào Làng Thượng Trạch.

Cổng chào Làng Thượng Trạch.

Phần I
VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LÀNG NGHỀ
 
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ:
Làng Thượng Trạch, xã Triệu Sơn có vị trí địa lý như sau:
Phía Đông giáp thôn Đồng Bào.
Phía Tây giáp thôn Phường Đạo Đầu.
Phía Nam giáp thôn Linh Chiểu.
Phía Bắc giáp thôn An Phú.
Trong làng có 1 họ Trần và 2 xóm dân cư. Toàn thôn có 127 hộ với 477 nhân khẩu, trong đó số lao động trong độ tuổi là 222 người chủ yếu là lao động trong sản xuất nông nghiệp và làm nghề bún.
Diện tích canh tác là: 275 ha, trong đó diện tích lúa nước: 24 ha, diện tích màu: 35 ha, còn lại diện tích hàng năm khác.
II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LỊCH SỬ CỦA LÀNG:
Theo gia phả khoảng năm 1553 làng Thượng Trạch đã được hình thành. Thế tục của các dòng họ chính của làng từ vị thủy tổ khai khẩn đến nay đã qua 18 thế hệ.
Làng Thượng Trạch từ khi thành lập đến năm 1945 thuộc tổng An Lưu, huyện Vũ Xương/Đăng Xương/Thuận Xương. Sau năm 1945, làng Thượng Trạch thuộc xã Thượng An Phương. Tháng 10 – 1946 thuộc xã Phong Lai; từ tháng 8 – 1950, thuộc xã Triệu Cơ, từ tháng 10 – 1956, thuộc xã Triệu Sơn, huyện Triệu Phong cho đến ngày nay.
Nguồn gốc cư dân của làng Thượng Trạch từ miền đất Thanh Nghệ Tĩnh, theo lời gọi của Chúa Nguyễn Hoàng vượt biển vào cảng Cửa Việt, đi sâu vào đất liền khai canh lập ấp đặt tên làng Thượng Trạch. Theo gia phả của làng, khi vào khai phá đất đai có 3 anh em họ Trần và 1 người họ Trương cùng sinh cơ lập nghiệp. Sau một thời gian sinh sống cùng nhau, 3 anh em họ Trần chia đi lập nghiệp 3 nơi và hình thành thêm các làng Thượng Phước (xã Triệu Thượng) và xã Thượng Nghĩa (huyện Cam Lộ) ngày nay. Riêng vị thủy tổ họ Trương ở lại cùng vị thủy tổ họ Trần tại Thượng Trạch. Từ trước đến nay 3 làng Thượng Trạch, Thượng Phước, Thượng Nghĩa luôn có mối quan hệ máu thịt với nhau. Cứ 1 giáp 12 năm gặp nhau 3 lần, năm tý tại Thượng Trạch, năm Thân tại Thượng Phước, năm Thìn tại Thượng Nghĩa. Trong những năm chiến tranh, do điều kiện không giữ đúng quy định nhưng mỗi làng vẫn giữ trọng tấm lòng thủy chung, thường xuyên thăm hỏi giữ vững tình anh em.
 

Bằng Công nhận Làng Nghề truyền thống của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị

Bằng Công nhận Làng Nghề Truyền Thống của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị



Phần II
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LÀNG NGHỀ LÀM BÚN
 
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH NGHỀ LÀM BÚN:
Quá trình hình thành nghề làm bún gắn liền với quá trình hình thành làng mạc. Cuộc sống của nhân dân Thượng Trạch suốt hơn 4 thế kỷ qua là một cuộc chiến đấu thiên tai và địch họa. Để xây dựng cuộc sống họ thức khuy dậy sớm, không quản nắng mưa, gió rét mưa dầm, khai hoang đất đai, đắp đập ngăn cát, trồng cây che chắn, đào khe, hói, ao hồ để dữ trữ nguồn nước. Ban đầu cư dân làng Thượng Trạch chủ yếu sống bằng nghề nông, nhưng do đất chật người đông, đất đai bạc màu nên đã hình thành thêm nghề phụ, cuốn Đồng khánh dư địa chí có ghi: “Thượng Trạch có nghề nấu rượu ngon”, và sau đó cũng đã hình thành phát triển nghề làm bún.
Quá trình hình thành làng nghề làm bún trải qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Giai đoạn hình thành làng nghề gắn liền với những người khai sinh ra nghề làm bún, giai đoạn này họ vừa duy trì nghề vừa phát triển nghề. Bước đầu khi hình thành nghề, bà con tranh thủ thời vụ nông nhàn làm bún, bánh để đem trao đổi mua bán cho người dân quanh vùng nhằm kiếm thêm thu nhập. Khởi đầu sơ khai nghề làm bún chủ yếu làm bằng thủ công, các dụng cụ để sản xuất rất thô sơ do người dân tự chế tác làm ra như: Cối đá, chày gỗ, rổ rá đan bằng tre, lá chuối..., bên cạnh đó quá trình sản suất trải qua công đoạn ngâm ủ gạo nên phụ thuộc rất lớn vào thời tiết. Nên nghề làm bún ở giai đoạn này trải qua nhiều công đoạn rất vất vả, hơn nữa giao thông đi lại không thuận lợi nên sản phẩm làm ra chủ yếu phục vụ trong gia đình và trao đổi ở một số vùng lân cận, tuy nhiên nghề làm bún vẫn duy trì và lưu truyền từ đời này sang đời khác.
Giai đoạn 2: Sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng hòa bình lập lại. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nước ta dần tái thiết khôi phục sản xuất, hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng: Đường quốc lộ 1A được sửa chữa, một số đường tỉnh lộ, huyện lộ được đầu tư mở rộng nối liền 2 miền Bắc – Nam, và nối các huyện thị trong vùng với nhau phục vụ dân sinh và phát triển, hệ thống điện lưới quốc gia được kéo về tận nông thôn. Từ đó các hộ sản xuất bún đã trang bị một số máy móc phục vụ sản xuất,  một số công đoạn chuyển từ làm thủ công sang làm bằng máy như: Xay bột, đánh bột, nên việc ngâm ủ gạo ít phụ thuộc thuộc vào độ mềm cứng của gạo. Bên cạnh đầu tư các máy móc, các hộ xây các bể lắng, lọc nước nên sản phẩm bún làm ra đẹp hơn, ngon hơn so với thời kỳ trước, sản phẩm bún của Triệu Sơn trở thành một sản phẩm nổi tiếng trong vùng, và các vùng lân cận.
Giai đoạn 3: Trong những năm gần đây nhờ sự phát triển của KHKT các hộ làm bún đã mạnh dạn đầu tư trang bị các loại máy móc trong các khâu sản xuất, nghề làm bún đỡ vất vả hơn, đặc biệt nhờ áp dụng các loại máy móc nên năng suất, chất lượng bún được nâng lên rõ rệt đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của thị trường. Từ đó nghề làm bún ở Triệu Sơn ngày càng phát triển và đem lại thu nhập ổn định cho người dân. Đến nay số hộ tham gia vào sản xuất bún, bánh ướt ngày càng tăng, có 44/127 hộ chiếm 34,6%, và thu nhập của các hộ làm bún ổn định và có lãi từ 4- 5 triệu đồng/hộ/tháng.
Nghề bún đã giải quyết được việc làm thường xuyên cho người lao động, đặc biệt trong thời gian nhàn rỗi khi mùa vụ kết thúc, hơn nữa quy trình sản xuất nhiều bước đơn giản nên cả gia đình có thể cùng tham gia.

Sản xuất Bún bằng hệ thống máy

Sản xuất Bún Bằn dây chuyền tự động 


 II. QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM:
1. Vật liệu và quy trình sản xuất:
a. Vật liệu:
Nguyên vật liệu để làm bún là gạo. Để sợi bún ngon, dẻo đảm bảo chất lượng cần yêu cầu một số yếu tố sau:
Gạo: Gạo phải sạch, trắng và có hàm lượng tinh bột cao, hạt gạo chắc, không bị nát. Thường dùng các loại gạo có hàm lượng tinh bột cao như: Khang dân, Xi23 …
Nguồn nước: Sạch, không phèn. Hiện nay nguồn nước ở thôn bị phèn nên các hộ gia đình xây bể lắng, lọc nước để sản xuất bún.
b. Quy trình sản xuất bún trải qua các công đoạn sau:
* Quy trình sản xuất bằng thủ công:
 Từ việc ngâm ủ gạo cho đến nhồi, xay gạo để thành bột mịn cho đến việc nhào nặn để hình thành được con bún phải qua nhiều công đoạn và phải sự dụng nhiều công cụ khác nhau; Trước tiên là ủ gạo, trước khi ủ gạo người ta phải ngâm trong nước sạch, thời bấy giở người làm bún chủ yếu là sử dụng giếng đất tự đào ( còn gọi là giếng khơi ). Tuy nhiên do nguồn nước bị nhiễm phèn cho nên việc sản xuất gặp nhiều khó khăn, thời gian ngâm ủ phải nhiều ngày, mặt khác phải sử dụng lá chuối khô lót trong những cái rổ được đan bằng tre, bên ngoài tủ nhiều lớp rơm khô để giữ độ ẩm, để sau khi đưa ra ngâm gạo mới được mềm để bao bố lót nhiều lớp bên ngoài được tủ nhiều lớp rơm để giữ độ nóng cho gạo khi đưa ra ngâm gạo lên men mềm mới có khả năng để nghiền nát. Gạo ủ xong đưa ra ngâm từ 2 – 4 ngày tùy theo gạo cứng hoặc mềm để nghiền nát hòa nước nước, sau đó dùng túi lọc, hoặc rây để lọc cặn bã, phần bột lọc xong được đưa vào túi vãi; túi vãi được đặt trong cái sáo đan bằng tre, rồi dùng đá để đằn. Sau khi đằn khô nước, người ta vắt thành cục bỏ vào nồi để nấu. Tiếp theo là bột đưa vào cối quết mịn, nhuyễn, rồi đưa ra nhào nặn hòa với nước sao cho bột sệt. Sau đó đưa vào khuôn vắt để tạo thành sợi bún.
* Quy trình sản xuất bằng máy:
Quy trình sản xuất bằng máy chỉ trải qua 5 công đoạn, rút ngắn được thời gian ngâm ủ, đặc biệt bỏ qua một số công đoạn nên các hộ sản xuất đỡ vất vả hơn.
Bước 1: Gạo đem ngâm, vò vút thật kỷ để hạt gạo sạch, trắng, đem ngâm trong thời gian 10 -15 phút. Sau đó xả lại nước sạch 2 – 3 lần để vào rổ cho ráo nước.
Bước 2: Sau 4 – 5 tiếng cho vào bao gai để ủ. Thời gian ngâm ủ khoảng 24 – 48 tiếng, tùy theo nhiệt độ.
Bước 3: Tiếp tục đưa gạo vào thau, hoặc chậu ngâm lần 2. Thời gian ngâm 24 – 48 tiếng.
Bước 4: Xả lại bằng nước sạch không còn mùi chua đưa vào máy xay mịn, lọc cặn bã. Sau đó cho vào túi vải để ráo nước lọc lấy bột.
Bước 5: Khi bột khô ráo nước đưa vào máy làm bún để sản xuất.
2. Tiêu thụ sản phẩm:
Trong những năm gần đây sản phẩm bún rất được người dân ưa thích, từ bún chúng ta có thể chế biến ra các món ngon với các hương vị khác nhau như: Bún giò, bò, bún mắm nên, bún thịt nướng, lẫu bún … nên có thể nói bún đã trở thành món ăn không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày.
Trong những năm gần đây nhờ sự phát triển của KHKT các hộ làm bún đã mạnh dạn đầu tư trang bị các loại máy móc trong các khâu sản xuất, nghề làm bún đỡ vất vả hơn, đặc biệt nhờ áp dụng các loại máy móc nên năng suất, chất lượng bún được nâng lên rõ rệt đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của thị trường. Từ đó nghề làm bún ở Triệu Sơn ngày càng phát triển và mở rộng thị trường sang các vùng lân cận như: TX Quảng Trị, Hải Lăng, Đông Hà, Hướng Hóa …, thu nhập của các hộ làm bún dần ổn định và có lãi từ  4 - 5 triệu đồng/hộ/tháng.
3. Tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề:
Mặc dù trong quá trình sản xuất các hộ nhận thức được phải bảo vệ môi trường, môi sinh của cộng đồng đã nâng lên rõ rệt. Qua điều tra khảo sát có 02/44 hộ xây hầm Bioga; 06/44 hộ xây bể chứa nước thải. Tuy nhiên việc sản xuất với quy mô lớn, các công đoạn đều sử dụng một lượng nước khá lớn, nên tình trạng ô nhiễm vẫn chưa xử lý dứt điểm. Theo số liệu cập nhật của thôn: Đối với những hộ không sử dụng máy, lượng nước thải ra bình quân là: 0,5 – 1 m3  /ngày/hộ; Đối với những hộ làm bằng máy, lượng nước thải ra bình quân khoảng 7 - 10 m /máy/ngày; với lượng nước thải đó chỉ có 10% được dùng cho chăn nuôi, 10% được đưa vào các bể, lượng nước thải còn lại được đổ trực tiếp ra hệ thống nước thải sinh hoạt của gia đình mà chưa qua bất kỳ công đoạn xử lý nào, nên gây ô nhiễm môi trường sống ngày trở nên trầm trọng.
Mức độ ô nhiễm nó phụ thuộc theo mùa, về mùa nắng mức độ tiêu thụ sản phẩm bún gấp 2 - 3 lần so với mùa mưa, mặt khác lượng nước thải bị ứ đọng tại các rảnh nước, bên cạnh đó nhiệt độ tăng cao dẫn đến mùi nước thải được bốc lên càng nhiều. Ngược lại về mùa mưa nhu cầu tiêu dùng bún giảm rõ rệt, đồng thời thường xuyên có các đợt mưa đã cuốn trôi được lượng nước thải ra kênh rạch, đồng ruộng, nên tình trạng ô nhiễm môi trường có giảm so với mùa nắng.

Chứng nhận Vệ sinh ATTP của 1 hộ sản xuất Bún

Giấy Chứng nhận Vệ sinh ATTP của một hộ sản xuất Bún


4. Các giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường trong thời gian tới:
Để hạn chế tình trạng ô nhiễm làng nghề trong thời gian tới UBND xã sẽ phối hợp chặt chẽ với các thôn quán triệt cho các hộ sản xuất bún cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường:
Kêu gọi các Chương trình dự án hỗ trợ các hộ gia đình xây dựng các hầm Bioga nhằm xử lý triệt để nguồn phân, nước thải từ chăn nuôi, đồng thời sử dụng nguồn khí đó cho việc sinh hoạt trong gia đình, giảm một phần chi phí cho các hộ.
Phát động toàn dân vệ sinh đường làng ngõ xóm, nạo vét các cống rảnh nước thải. Đồng thời từng bước vận động tất cả các hộ sản xuất bún xây dựng các hầm chứa nước thải, đặc biệt sử dụng các chế phẩm sinh học để xử lý trước khi thải ra môi trường.
Phối hợp với các cơ quan chuyên môn xây dựng khu sản xuất tập trung, đồng thời thực hiện tốt chủ trương di dời tất cả các hộ ra địa điểm mới sản xuất đảm bảo môi trường.

Bún Thượng Trạch tại Hội Chợ Thương mại huyện Triệu Phong năm 2014

Bún Thượng Trạch tại Hội Chợ Thương mại Huyện Triệu Phong năm 2014


 Phần III
LÀNG THƯỢNG TRẠCH THỜI KỲ ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN
 
I. Những kết quả đạt được:
Trong những năm qua được sự quan tâm của các cấp, làng Thượng Trạch đã từng bước phát triển về mọi mặt, đội ngũ ban quản lý thôn được kiện toàn, trình độ năng lực quản lý ngày được nâng lên rõ rệt. Bà con nhân dân chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Bên cạnh đó tham gia tích cực các hoạt động phong trào do xã tổ chức như: văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, đóng góp xây dựng quỹ khuyến học, quỹ người nghèo, quỹ tình nghĩa, quỹ an ninh quốc phòng…  
Thực hiện cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, năm 1995 làng Thượng Trạch đã phát động xây dựng làng văn hóa và gia đình văn hóa, sau thời gian phấn đấu và xây dựng năm 1996 làng được UBND huyện, UBND tỉnh công nhận và đón nhận làng văn hóa.
Năm 2013 HTX Thượng trạch đăng ký và cam kết thực hiện công tác dồn điền đổi thửa đúng thời hạn. HTX đã tuyên truyền, vận động nhân dân hưởng ứng công tác dồn điền đổi thửa, đồng thời chủ động xây dựng phương án phù hợp với điều kiện tự nhiên xã hội của thôn, đảm bảo tính công bằng, khách quan nên toàn thể nhân dân đồng tình và tích cực tham gia. Sau 3 tháng triển khai công tác ngoại nghiệp như: san ủi chỉnh trang đồng ruộng, đắp bờ thửa, giao thông nội đồng, thủy lợi…đến cuối năm 2013 HTX đã hoàn thành tốt công tác dồn điền đổi thửa và được UBND huyện tặng giấy khen.
II. Định hướng phát triển làng nghề trong những năm tới:
Trải qua thời gian duy trì và phát triển nghề làm bún đã gắn với cuộc sống của bà con nhân dân. Để sản phẩm bún Triệu Sơn và thôn Thượng Trạch nói riêng đáp ứng nhu cầu thị hiếu của thị trường về chất lượng, mẫu mã, vệ sinh an toàn thực phẩm và phấn đấu sản phẩm có thương hiệu nang cao thu nhập ổn định cho bà con. Đảng bộ và UBND xã định hướng phát triển làng nghề trong những năm tới như sau:
Tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm cho các hộ sản xuất bún.
Kêu gọi các nguồn vốn hỗ trợ xâu dựng khu sản xuất tập trung để giải quyết ô nhiễm môi trường do nước thải bún.
Có chính sách hỗ trợ xây dựng quy trình sản xuất bún đồng thời hỗ trợ các máy móc trang thiết bị nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất góp phần nâng cao thu nhập cho bà con. Phấn đấu thu nhập bình quân: 6-7 triệu đồng/tháng.
Mở rộng thị trường tiêu thụ sang các vùng lân cận.
Tăng cường các hoạt động quảng bá giới thiệu sản phẩm thông qua Hội chợ triển lãm, cung cấp sản phẩm tại các nhà hàng, chợ…
 

Bún Thượng trạch tại ngày Hội Thống nhất Non sông 30/4 tại cầu Hiền Lương.

Bún Thượng Trạch trưng bày tại Ngày Hội Thống nhất non sông 30/4 ( Cầu Hiền lương)


 
 
 

Tác giả bài viết: Trần Hải ( Trích lục)

Nguồn tin: Làng Thượng Trạch

More